top of page
Writer's picturePhuong Nguyen

8 nguyên nhân gây thèm ăn

Cơ thể bạn là một máy tính sinh học. Nó biết khi nào cần đi ngủ, khi nào cần thức dậy và khi nào cần ăn. Nó giữ nhiệt đúng 37 độ C, tự sữa chữa khi bị thương, và làm nên điều kỳ diệu qua việc mang thai và sinh con. Tim bạn không bao giờ lỡ một nhịp. Phổi bạn không bao giờ lỡ một hơi. Cơ thể chính là một siêu máy tính, và nó không bao giờ nhầm lẫn.

Hãy nhìn vào thực phẩm, sự thiếu hụt, và hành vi trong cuộc sống như nguyên nhân ẩn sau sự thèm ăn. Nhiều người coi sự thèm muốn như dấu hiệu yếu đuối, nhưng thực ra đó chính là những tín hiệu quan trọng cơ thể gửi đến bạn để cố gắng thiết lập sự cân bằng.

Khi bạn trải qua một cơn thèm, hãy giải mã nó. Hãy hỏi: Bản thân mình đang thực sự cần gì và Tại sao?

1. Thiếu hụt “Thức ăn tinh thần”

Qúa thất vọng với 1 mối quan hệ hay tập thể dục sai (quá nhiều, quá ít, sai phương pháp), chán nản, mệt mỏi, mất cảm hứng trong công việc, hoặc thiếu thực hành tâm linh đều có thể khiến bạn ăn theo cảm xúc. Người ta thường ăn như thể để giải trí, hoặc lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống tinh thần.

2. Nước

Thiếu nước có thể gửi đến thông điệp rằng bạn khát và đang trên bờ vực mất nước. Mất nước biến chuyển thành cơn đói, cho nên điều đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu thèm là uống 1 cốc nước. Thừa nước cũng có thể gây cơn thèm, vì vậy hãy đảm bảo lượng nước của bạn vừa mức cân bằng. Và mỗi người cần 1 mức nước khác nhau.

3. Cân bằng âm-Dương

Một vài loại thực phẩm âm (bành trướng) hơn trong khi các loại khác Dương (co rút) hơn. Ăn các loại thực phẩm quá m hoặc quá Dương sẽ gây thèm thứ đối lập, bởi cơ thể đang cố gắng thiết lập cân bằng. Ví dụ: ăn nhiều thịt (quá dương) có thể gây thèm đường (quá âm). Ăn quá nhiều rau củ thô (âm) có thể gây thèm đồ ăn nấu chín kĩ và ngược lại.

4. Bộc phát từ bên trong

Nhiều khi, cơn thèm đến từ thức ăn mới được ăn, từ thức ăn tổ tiên hay ăn hay gắn với kỉ niệm thơ ấu. Cách thông minh nhất là dùng nạo lưỡi để tẩy vị thức ăn còn lưu lại, và ăn phiên bản lành mạnh hơn của những thức ăn đó.


5. Theo mùa


Cơ thể có thể thèm những thức ăn đi theo mùa. Mùa xuân, ta thèm những thức ăn có tính thải độc như rau lá xanh hoặc trái cây họ cam quýt. Mùa hè, ta thèm những thứ mát như trái cây, thức ăn thô, kem. Mùa thu, ta thèm những thức ăn cứng cáp như bí, hành, quả hạch. Mùa đông, ta thèm những thứ sinh nhiệt như thịt, dầu, mỡ. Cơn thèm còn đi kèm các dịp lễ như dưa hành, củ kiệu cho dịp tết.

6. Thiếu chất

Nếu cơ thể thiếu chất, nó sẽ gây ra những cơn thèm kỳ lạ. Ví dụ: thiếu khoáng gây thèm muối, thiếu chất nói chung gây thèm những nguồn năng lượng tạm thời như cà phê.


7. Hóc-môn


Khi phụ nữ có kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh, hàm lượng testosterone và estrogen dao động gây những kiểu thèm độc nhất.


8. Hãm tiến hoá


Khi mọi thứ đang cực kì ổn trong cuộc sống, thỉnh thoảng sự tự phá hoại diễn ra. Chúng ta thèm những thứ khiến bản thân thụt lùi, rồi từ đó tạo thêm nhiều cơn thèm khác để cân bằng lại.Thường thì tình trạng đường máu thấp gây nên tâm trạng thất thường.

Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho những người bạn quan tâm nhé!

Lược dịch theo tài liệu của Học viện Integrative Nutrition.

285 views

Comments


bottom of page