Bức tranh toàn cảnh
Lãng phí thực phẩm xảy ra xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, từ trang trại đến phân phối tới các nhà bán lẻ rồi tới tay người tiêu dùng. Các lý do bao gồm hư hại do nấm mốc, sâu bệnh, không kiểm soát tốt yếu tố thời tiết; thất thoát do nấu nướng; và lãng phí thực phẩm có chủ ý. [1]
Lãng phí thực phẩm được phân loại dựa trên công đoạn mà nó xảy ra:
Thực phẩm “hao hụt” xảy ra trước khi đến tay người tiêu dùng do các vấn đề trong khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối.
Thực phẩm “bị lãng phí" là thức ăn phù hợp để tiêu dùng nhưng cố tình bị loại bỏ ở giai đoạn bán lẻ hoặc tiêu dùng.
Lãng phí thực phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, cả trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, có tới 40% tổng số thực phẩm được sản xuất ra bị bỏ đi [2], và khoảng 95% thực phẩm bị loại bỏ sẽ được đưa vào các bãi chôn lấp [3]. Đây là thành phần lớn nhất của chất thải rắn đô thị với tỷ lệ 21%. [1] Năm 2014, hơn 38 triệu tấn chất thải thực phẩm đã được tạo ra, chỉ 5% được chuyển từ các bãi chôn lấp và lò đốt để làm phân ủ. [3] Chất thải thực phẩm phân hủy tạo ra khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Trên toàn thế giới, một phần ba thực phẩm được sản xuất ra bị vứt bỏ, gây ra gánh nặng cho môi trường ngày càng tăng. [4] Người ta ước tính rằng việc giảm lượng rác thải thực phẩm xuống 15% có thể nuôi sống hơn 25 triệu người Mỹ mỗi năm. [5]
Chuyện ở Việt Nam: Hành trình của thực phẩm qua góc nhìn của người nông dân sinh thái:
Lợi ích của việc giảm thiểu lãng phí thực phẩm
Tiết kiệm chi phí lao động thông qua việc xử lý, sơ chế và bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả hơn
Tiết kiệm chi phí khi chỉ mua lượng thức ăn cần thiết và loại bỏ được chi phí tiêu hủy.
Giảm phát thải khí mê-tan từ các bãi chôn lấp và giảm lượng khí thải carbon.
Quản lý năng lượng và tài nguyên tốt hơn, ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến việc trồng trọt, sản xuất, vận chuyển và bán thực phẩm.
Cộng đồng được hưởng lợi khi thực phẩm chưa sử dụng, an toàn được trao tặng thay vì vứt bỏ. [6]
Các giải pháp đề xuất cho vấn đề lãng phí thực phẩm
Trên phạm vi toàn cầu, giảm lượng thực phẩm lãng phí đã được coi là một sáng kiến quan trọng để đạt được một tương lai lương thực bền vững. Hội nghị Phát Triển Bền Vững Toàn Cầu 12 đề cập đến tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, bao gồm hai chỉ số để đo lường (và cuối cùng là để giảm thiểu) thất thoát và lãng phí thực phẩm trên toàn thế giới. [7]
Tại Hoa Kỳ, vào ngày 4 tháng 6 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã phát động Thử thách chống lãng phí thực phẩm (Food Waste Challenge), kêu gọi các mắt xích trong chuỗi thực phẩm, bao gồm trang trại, nhà chế biến nông sản, nhà sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, trường học và các chính quyền địa phương. [1] Mục tiêu là:
Giảm lãng phí thực phẩm bằng cách cải thiện khâu phát triển sản phẩm, bảo quản, mua sắm/đặt hàng, tiếp thị, dán nhãn và nấu ăn.
Phục hồi lượng thực phẩm bị lãng phí bằng cách kết nối các nhà tài trợ thực phẩm tiềm năng với các tổ chức cứu trợ nạn đói như ngân hàng thực phẩm hay nơi dự trữ thực phẩm.
Tái chế chất thải thực phẩm để làm thức ăn cho động vật hoặc để tạo ra phân trộn, năng lượng sinh học và phân bón tự nhiên.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 2015, hai cơ quan Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng lần đầu tiên công bố mục tiêu thất thoát và lãng phí lương thực quốc gia, kêu gọi giảm 50% vào năm 2030 để cải thiện an ninh lương thực tổng thể và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Hội đồng Quốc phòng về Tài nguyên Quốc gia đã ban hành một tài liệu tóm tắt cung cấp các hướng dẫn về cách giảm thiểu chất thải trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm. [2] Dưới đây là một số tiêu điểm:
Chính quyền các bang và địa phương có thể kết hợp các chiến dịch giáo dục và ngăn ngừa lãng phí thực phẩm, đồng thời thực hiện các chương trình làm phân ủ tại đô thị. Chính phủ có thể cung cấp các khoản tín dụng thuế cho những người nông dân quyên góp sản phẩm dư thừa cho các ngân hàng lương thực địa phương. Các dự luật được đề xuất hiện đang được áp dụng ở California, Arizona, Oregon và Colorado.
Các doanh nghiệp như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và dịch vụ ăn uống có thể đánh giá mức độ lãng phí thực phẩm của họ và tối ưu hóa. Ví dụ như siêu thị bán sản phẩm giảm chất lượng hoặc gần hết hạn với giá chiết khấu hoặc cung cấp khuyến mại “giảm giá một nửa” thay vì khuyến mại “mua một tặng một”. Các nhà hàng có thể bán thực phẩm theo các phần nhỏ hơn và quyên góp các nguyên liệu dư thừa và thức ăn thừa đã chế biến sẵn cho các tổ chức từ thiện. Trường học có thể thử nghiệm các ý tưởng cho phép trẻ em tự thiết kế bữa ăn để ngăn chặn thức ăn ít bị bỏ đi, chẳng hạn như quầy salad tự chọn hoặc bánh burritos do chính bạn chế biến.
Các trang trại có thể đánh giá sự thất thoát thực phẩm trong quá trình chế biến, phân phối và bảo quản và áp dụng các phương pháp tối ưu hơn. Chợ nông sản có thể bán những sản phẩm “xấu xí”, là những loại trái cây và rau củ bị loại bỏ, có hình dạng không đẹp và không đạt các tiêu chuẩn thông thường về hình thức. Các trang trại bán các sản phẩm tươi sống nhưng không đáp ứng yêu cầu thị trường (do hình thức bên ngoài) cho các ngân hàng lương thực với mức giá giảm.
Người tiêu dùng có thể tìm hiểu khi nào thực phẩm không còn an toàn và khi nào có thể ăn được, cách nấu và bảo quản thực phẩm đúng cách cũng như cách ủ phân.
Xem bài viết: Xử lý Rác thải Thực phẩm tại Nhà.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường cung cấp đồ họa “Hệ thống phân cấp thu hồi thực phẩm” để giải thích các cách xử lý thực phẩm dư thừa. [8]
Từ ưu tiên nhất ở đỉnh của kim tự tháp đến ít được ưa thích nhất ở đỉnh dưới cùng, các phương pháp bao gồm:
Giảm nguồn: Phòng ngừa lãng phí ngay từ đầu bằng cách giảm tổng sản lượng thức ăn được sản xuất
Cứu đói: Quyên góp thức ăn dư thừa cho các địa điểm cộng đồng
Nuôi động vật: Quyên góp thức ăn thừa và chất thải thực phẩm cho nông dân địa phương, những người có thể sử dụng chúng làm thức ăn chăn nuôi
Sử dụng trong công nghiệp: Quyên góp chất béo, dầu và mỡ đã qua sử dụng để làm nhiên liệu diesel sinh học
Ủ phân: Chất thải thực phẩm được ủ để tạo ra chất hữu cơ được sử dụng để bón đất
Bãi chôn lấp / Đốt: Phương án cuối cùng cho thực phẩm không được sử dụng
Nguồn thông tin tham khảo trong bài viết:
United States Department of Agriculture. U.S Food Waste Challenge. https://www.usda.gov/oce/foodwaste/faqs.htm Accessed 3/20/2017.
Gunders, D., Natural Resources Defense Council. Wasted: How America Is Losing Up to 40 Percent of Its Food from Farm to Fork to Landfill. Issue Paper, August 2012. IP: 12-06-B. https://www.nrdc.org/sites/default/files/wasted-food-IP.pdf Accessed 3/20/2017.
United States Environmental Protection Agency. Sustainable Management of Food. https://www.epa.gov/sustainable-management-food Accessed 3/20/2017.
Salemdeeb Ramy, Font Vivanco D, Al-Tabbaa A, Zu Ermgassen EK. A holistic approach to the environmental evaluation of food waste prevention. Waste Manag. 2017 Jan;59:442-450.
D. Hall, J. Guo, M. Dore, C.C. Chow, National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, “The Progressive Increase of Food Waste in America and Its environmental Impact,” PLoS ONE 4(11):e7940, 2009.
United States Environmental Protection Agency. How to Prevent Wasted Food Through Source Reduction https://www.epa.gov/sustainable-management-food/how-prevent-wasted-food-through-source-reduction Accessed 3/20/2017.
United Nations. Sustainable Development Goal 12.3. http://www.fao.org/sustainable-development-goals/indicators/1231/en/. Accessed 1/16/2018.
United States Environmental Protection Agency. Food Recovery Hierarchy. https://www.epa.gov/sustainable-management-food/food-recovery-hierarchy Accessed 3/20/2017
Nội dung bài viết gốc: Food Waste - đăng tải trên website của Harvard T.H. Chan School https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/sustainability/food-waste/
Đội ngũ Nam Phương dịch.
コメント