Miễn trừ trách nhiệm (Disclaimers): Đây là hướng dẫn chung cho tất cả mọi người, không nhằm thay thế ý kiến của bác sĩ hay các nhà chuyên môn y khoa khác. Nếu như sức khoẻ của bạn có vấn đề cần lưu ý, hãy hỏi ý kiến của người đang điều trị cho bạn trước khi thực hiện. Tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại hay điều không may nào xảy ra cho bạn khi thực hiện theo hướng dẫn này.
Bạn cũng có thể đăng kí Coaching 1:1 để có sự trợ giúp thay đổi từ từ và bền vững.
Dù bạn là ai, bạn cũng cần biết về nhiễm độc kim loại nặng. Ngược lại với niềm tin ngây thơ rằng chuyện này chỉ xảy ra với những người sống gần những nhà máy hoá chất, việc kim loại xâm nhập vào cơ thể 1 cách không mong muốn là chuyện được nhiều chuyên gia khẳng định: "không thể tránh khỏi" - trong đời sống hiện đại. Vì vậy hãy đọc kĩ để thực hiện các phòng ngừa cần thiết nhé!
"Kim loại nặng" là những gì?
Kim loại nặng là các kim loại có cấu trúc hoá học đậm đặc, trọng lượng nguyên tử và số nguyên tử cao. Sinh ra từ đất, chúng có thể đi vào không khí, nước hoặc...thực phẩm. Thuỷ ngân có thể được tìm thấy trong nước, được lưu trữ trong thịt cá và có thể vẫn được nha sĩ sử dụng để làm răng!. Chì có thể được tìm thấy trong ống cống, rồi có thể đi vào nguồn cung cấp nước, và còn có thể bị hấp thụ qua DA! Ngay cả những thứ như thuốc khử mùi và dụng cụ nấu bếp có thể là nguồn tiếp xúc kim loại nặng.
Nhiễm độc kim loại nặng xảy ra như thế nào?
Một số kim loại với liều lượng nhỏ thì không thành vấn đề và thậm chí là cần thiết (như đồng), nhưng những loại nguy hiểm như chì, thuỷ ngân, chromium, cadmium, asen...có thể tích tụ với tốc độ nhanh hơn mà tốc độ cơ thể có thể đào thải. Tuỳ mức độ phơi nhiễm mà có thể dẫn đến nhiều rối loạn sức khoẻ và thậm chí là tử vong.
Sau đây là 1 số kim loại nặng gây độc cho cơ thể và nguồn gây phơi nhiễm tiềm năng:
Chì: (Ống khí xả tự động, chân răng, nước, vài loại trà)
Thuỷ ngân (trám răng, vắc-xin, kính áp tròng, thuỷ sản, đặc biệt là các loại cá như cá kiếm cá mập, cá ngừ mắt to, chất kết dính, bộ lọc không khí, mỹ phẩm, chất làm mềm vải, cảm giác, sáp và chất đánh bóng sàn, và bột talcum.) (6)
Cadmium (thuốc lá, pin, dầu ăn được hydro hoá/hydrogenated oil trong thực phẩm công nghiệp, cà phê)
Asen/thạch tín (các loại thịt gia cầm và trứng)
Nhôm (chất khử mùi, vắc-xin, thiết bị nấu, vài loại trà, nước, vài loại chocolate, thực phẩm đóng hộp, kem đánh răng, thuốc xịt côn trùng, đồ gốm sứ, bức tranh cũ, ống hàn)
Tali/thaillium (xăng dầu)
Bismuth (mỹ phẩm, thuốc) ...
Hạn chế nhiễm độc kim loại nặng bằng cách nào?
Tiêu thụ thịt động vật, thuỷ sản chỉ từ nguồn cung cấp đảm bảo an toàn.
Nói chuyện với nha sĩ để tìm hiểu về hàm lượng kim loại hay chất họ sử dụng khi làm răng cho bạn, và thảo luận về tính an toàn của nó.
Tự làm khử mùi, các sản phẩm làm đẹp bằng phương pháp tự nhiên
Tránh hydrogenated oil (xem thành phần bao bì đồ ăn công nghiệp, hay thấy lắm!)
Áp dụng chế độ ăn nhiều xơ (80%-90%) là rau củ quả
Hạn chế dùng mĩ phẩm. Nếu dùng chỉ dùng mĩ phẩm có nguyên liệu được chứng nhận hữu cơ.
Các dấu hiệu nhiễm độc kim loại nặng là gì?
Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính bao gồm:
Chuột rút nặng
Chóng mặt
Nôn mửa
Khó thở
Khó khăn trong vận động, tư duy
Dấu hiệu dễ bỏ qua liên hệ bao gồm:
Kiệt sức
Đau đầu
Mụn
Tiêu hoá kém, đầy hơi, xì hơi
Tiêu hoá chất béo kém
Các vấn đề phụ nữ: hóc-môn, vô sinh, tiền sản
Ra mồ hôi quá nhiều
Chỉ tăng cân nặng quanh vòng eo
Thèm ăn nghiêm trọng
Mất ngủ giữa đêm
Đau nhức khớp xương
Tâm trạng dao động v.v...
Thậm chí, nhiễm độc kim loại nặng gây ra các bệnh nguy hiểm như Alzheimers, mất trí, đa xơ, Parkinson's và ung thư (1). Nhưng điều bạn có thể không ngờ được là: Trong một nỗ lực để bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương khi nhiễm độc cấp tính, cơ thể chuyển các kim loại nặng này vào tế bào.
Khả năng cơ thể lưu giữ kim loại rất sâu nên khi thực hiện phân tích máu có thể cho ra kết quả không có độc hại nếu kiểm tra 1 tuần hay 1 tháng sau. Tuy nhiên, bệnh nhân đang thực sự bị nhiễm độc nghiêm trọng. Cũng cùng bệnh nhân đó, sau 1 năm hoặc hơn sẽ bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng như tổn thương hệ thần kinh. (3)
Làm thế nào để kiểm tra mức độ nhiễm độc kim loại nặng?
- Cách 1: Xét nghiệm thành phần tóc: Bởi vì tóc là một trong nhiều nơi mà cơ thể loại thải các khoáng chất và kim loại nặng. Mức độ khoáng chất, tỷ lệ khoáng chất với nhau và các mẫu khoáng chất chứa trong tóc cho thấy tất cả mọi thứ về hóa học cơ thể và điều kiện sức khoẻ của bạn (2)
- Cách 2: theo lời khuyên của bác sĩ Carlos M.Garcia, chuyên gia hàng đầu về điều trị chelat cho bệnh nhân ung thư thì bạn cần được xét nghiệm lấy mẫu máu và nước tiểu và phân tích phòng thí nghiệm TẤT CẢ các kim loại nặng. Cho dù mẫu máu và nước tiểu đầu tiên xác nhận các kim loại nặng có gia tăng hay không, thì bệnh nhân vẫn được bắt đầu tác nhân chelat phù hợp.
Sau khoảng 5 đợt chelat, lại lấy máu và nước tiểu gửi đi phân tích. Bệnh nhân được điều trị chelat cho đến khi phân tích máu và nước tiểu khẳng định các kim loại nặng trong cơ thể rất thấp hoặc không tồn tại. Việc kiểm tra và có kết quả thử nghiệm thường mất nhiều tuần liền. Tuy nghe rất mất công nhưng nếu bạn thực sự nghi ngờ mình nhiễm độc, hãy thực hiện đầy đủ quy trình tại các cơ sở điều trị tác nhân chelat uy tín.
Các bà mẹ đang hoạch định sinh con cần đi kiểm tra để tránh vô tình truyền kim loại nặng cho con qua dạ con. Nếu nhiễm độc thì cần đợi thêm vài tháng trước khi thực hiện thụ thai.
Thải độc kim loại nặng như thế nào?
Thường sẽ có 2 bước cần thực hiện đầy đủ:
Bước 1: "mở khoá" giải phóng các kim loại nặng đang bị tích tụ và khiến chúng di chuyển. Tuy nhiên, điều này sẽ tệ hơn nếu không có bước 2.
Bước 2: "còng tay" những tên tội phạm nguy hiểm này và"dẫn độ" chúng ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
Thải độc kim loại nặng đòi hỏi đặc biệt cẩn trọng, bởi mỗi loại kim loại nặng đòi hỏi phương pháp xử lý khác nhau. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm độc, hãy tìm sự kiểm tra, giám sát quá trình thải độc từ các bác sĩ uy tín.
Các phương pháp điều trị an toàn:
Điều trị Chelation: là liệu pháp đặc biệt làm sạch động mạch. Bác sĩ sẽ tiêm axit ethylenediaminetetraacetic (EDTA) vào máu thông qua tĩnh mạch, sau đó chúng sẽ tự tìm kiếm và kết hợp với các loại khoáng chất có trong máu. Khi đã kết thành khối cùng với kim loại nặng, nó tạo thành một hợp chất bài tiết và được thải ra qua đường tiết niệu. Thực ra chelat là quá trình tự nhiên được thực hiện trong cơ thể ta hàng ngày Ví dụ, khi hemoglobin liên kết với oxy thì hemoglobin đang chelat oxy. Tất nhiên khi ứng dụng cho việc thải độc, bạn không thể tự làm mà phải nhờ đến cơ sở y khoa uy tín. Nếu được thực hiện một cách chính xác thì liệu pháp này an toàn. Tuy nhiên, phải tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vì liệu pháp này sẽ loại bỏ cả 1 số dưỡng chất trong cơ thể. Nên hãy ăn trước và trong khi điều trị, và uống nước đầy đủ nữa. (3) Như đã nói ở trên, hầu hết mỗi người cần ít nhất 5 đợt chelat để có kết quả tốt. Mặc dù được coi là an toàn, cũng có thể có tác dụng phụ như: ói mửa, chóng mặt, sốt, đau đầu, giảm đường huyết hay thay đổi huyết áp. (Tôi hy vọng bác sĩ của bạn sẽ nói rõ tất cả! Nếu không hãy hỏi kỹ vào.)
Than hoạt tính: là phương pháp xử lý để loại bỏ các kim loại và các chất độc thông qua sự hấp phụ, hay phản ứng hóa học nơi mà các phần tử kết thành 1 khối với một bề mặt. Bề mặt xốp của than hoạt tính có điện tích âm nên hút các chất độc và khí độc tích điện dương. Than hoạt tính có tác dụng mạnh mẽ đến mức nó được sử dụng như một biện pháp khẩn cấp để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể rất nhanh (7). Nếu như lỡ trúng một loại độc tố nào đó (kể cả ngộ độc rượu), bạn có thể uống ngay 1 thìa canh bột than hoạt tính với nhiều nước. Nó có đầy đủ cacbon và có thể giúp loại bỏ kim loại nặng và các chất độc khác. Tìm kiếm than hoạt tính được làm từ gáo dừa hoặc các loại gỗ có hạt siêu mịn. Rồi làm theo chỉ dẫn của loại cụ thể mà bạn dùng. Bất cứ khi nào bạn dùng than hoạt tính, bạn phải uống gấp đôi - gấp 3 lượng nước bạn dùng hàng ngày. Nên phương pháp này chỉ nên dùng cho các trường hợp thải độc ngắn ngày (2 ngày -1 tuần), không nên dùng dài ngày mà không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Đất sét bentonite: là loại đất sét từ tro núi lửa, được sử dụng để hấp thụ độc tố vì chúng hoạt động như một miếng bọt biển hoặc nam châm hút các hóa chất và kim loại bên trong cơ thể. Do tính chất poly-cationic của nó, nó hấp thu các chất độc tích điện âm. Hầu hết các loại đất sét chỉ dùng cho mục đích sử dụng nào đó, chứ không dùng để ăn. Tuy nhiên, một số loại đất sét hữu cơ chất lượng cao có thể được sử dụng để ăn hoặc uống, mặc dù bạn cần phải cẩn thận khi làm việc này (liên hệ với nhà sản xuất để hỏi kĩ về tính an toàn của nó). Về mặt lịch sử, nhiều nền văn hoá đã dùng đất sét để lấy các khoáng chất và giúp làm sạch cơ thể ký sinh trùng, vi khuẩn. Sau khi có loại đất sét hữu cơ và an toàn, trộn 1/2 muỗng cà phê với nước, lắc đều và uống hàng ngày. Lưu ý là nếu như uống loại không an toàn thì còn nguy hiểm hơn vì chính nó có thể chứa kim loại nặng. Tốt nhất trẻ em và phụ nữ mang thai không nên dùng.
Triphala: là một công thức thảo dược Ayurvedic truyền thống được làm từ bột khô của ba loại trái cây khác nhau có chứa chất chống oxy hoá mạnh, là acid gallic, axit ellagic và axit chebulinic. (8) Triphala có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống tiêu chảy. Tiêu thụ triphala có thể giúp làm sạch đường tiêu hóa, giảm táo bón và vận động ruột thường xuyên, là điều quan trọng để loại bỏ kim loại, vi khuẩn và axit béo dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó có thể được dùng dưới dạng trà, dạng bột, dạng chất lỏng hoặc trong dạng viên nang. Hãy dùng khi dạ dày rỗng, tốt nhất là khoảng hai giờ trước khi đi ngủ.
Phòng xông hơi hồng ngoại ( mang tính hỗ trợ): Không giống như phòng xông hơi thông thường, phòng xông hơi hồng ngoại làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, tăng cường quá trình trao đổi chất. Bằng cách đó, nó hỗ trợ các hệ thống thải độc tự nhiên để giúp giải phóng độc tố lưu trữ trong cơ thể.
Kem chống ngứa (hỗ trợ): Nếu bạn bị ngứa ngáy khó chịu trước hoặc trong suốt quá trình thải độc, hãy bôi kem chống ngứa để giảm . Bạn cũng có thể tự làm từ đất sét bentonite với công thức đơn giản sau: Trộn đất sét trong bát với một chút nước lọc cho đến khi kết dính như bơ đậu phộng. Sau đó, chỉ cần đắp keo dính này lên vùng ngứa, để cho khô, sau đó rửa sạch rồi bóc ra.
Thực phẩm nên ăn trong thời gian làm thải độc kim loại:
Rau xanh: Rau xanh luôn là thực phẩm thải độc tự nhiên mạnh mẽ. Hãy ăn rau vị đắng mỗi ngày như kale, cầu vồng, lá bồ công anh, lá mù tạt, arugula, lá dền và các rau họ cải (cruciferous vegetables) từ các nguồn hữu cơ.
Thảo mộc & gia vị: các thảo mộc và cây gia vị có tính kháng viêm, chống oxy hoá như ngò, húng quế, hương thảo, gừng, nghệ, quế...đều giúp đẩy mạnh tiến trình thải độc. Đặc biệt là ngò là một trong những loại thảo mộc thải độc tốt nhất, giảm sự tích tụ của thuỷ ngân và chì trong cơ thể. Bạn có thể ăn hoặc bỏ thêm vào nước ép rau xanh (9)
Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại rau và trái cây giàu vitamin C sẽ giúp giảm độc tính kim loại nặng bằng cách hoạt động như một chất chống oxy hoá. Hãy ăn các loại trái cây họ chanh (cam, bưởi, quất), rau lá xanh đậm, các loại dâu, súp lơ xanh, cải xoong, đu đủ, ổi, ớt chuông.
Hành, tỏi: chứa sulfur giúp thải độc gan
Các loại hạt chứa omega-3: như óc chó, chia còn bao gồm chất xơ sẽ giúp thải độc trong đường ruột, giảm viêm nhiễm.
Nước hầm xương: cung cấp nhiều loại khoáng chất quan trọng, nhưng tốt nhất nên ninh xương cùng với rau củ quả, và chỉ dùng nguyên liệu động vật sạch nhé.
Uống nước lọc thay vì các nước uống đóng chai
Trà đậu xanh để nguyên vỏ: nấu và ủ uống như trà, làm giảm tác động của kim loại nặng và nhiều độc chất trong cơ thể.
BẠN CÓ THỂ ĂN THEO THỰC ĐƠN 3 NGÀY THẢI ĐỘC MÙA XUÂN Ở đây Đây là menu thải độc rất nhẹ nhàng mà hiệu quả do tôi tổng hợp từ các nguồn uy tín và điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa người Việt.
Thực phẩm cần tránh trong thời gian làm thải độc kim loại:
Các loại cá nuôi công nghiệp: cá nuôi, đặc biệt là các loại từ nguồn ngoại nhập mà chất lượng không được kiểm soát có thể chứa các kim loại nặng, dioxon, PCB độc hại cao. Bạn vẫn có thể ăn vài lần mỗi tuần nếu như có nguồn sạch từ chợ hải sản địa phương.
Các thực phẩm gây dị ứng: bạn bị dị ứng hay nhạy cảm với cái gì thì càng nên tránh tuyệt đối các loại này trong thời gian này.
Thực phẩm không hữu cơ: Nếu như bạn không biết chắc các loại rau củ mình ăn hàng ngày có hữu cơ hay không, ít nhất hãy tránh top 12 loại thường được phun xịt nhiều nhất: dâu tây, chân vịt, đào (nectarine lẫn peach), táo tây, lê, cherry, nho, cần tây, cà chua, ớt chuông, khoai tây.(10)
Các chất phụ gia: Phụ gia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng độc hại và làm giảm khả năng giải độc của cơ thể.Tốt nhất không nên ăn thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn.
Cồn: có cần phải nói thêm không? Đã độc càng thêm độc!
**Hãy chia sẻ cho những người thân và bạn bè mình nhé ! **
NGUỒN THAM KHẢO: (1) Jaishankar, M., Tseten, T., Anbalagan, N., Mathew, B. B., & Beeregowda, K. N. (2014). Toxicity, mechanism and health effects of some heavy metals. Interdisciplinary Toxicology, 7(2), 60–72. (2) Giải mã hiệu suất con người bằng phân tích khoáng chất trong tóc - Myers Detox (3) Sách “Thoát khỏi ung thư" (4) Hướng dẫn thải độc kim loại nặng của Dr.Axe (5) Hướng dẫn sử dụng than hoạt tinh của Dr.Axe (6) Cục quản lý Thực phẩm & Dược Hoa Kỳ (7)Thư viện Y dược Quốc gia Hoa Kỳ (8) Đánh giá về Tác động miễn dịch của Triphala và các thành phần cá nhân -Thư viện quốc gia Hoa Kỳ (9) Cách tiếp cận hiện tại về quản lý ngộ độc thủy ngân: cần thời gian -Thư viện quốc gia Hoa Kỳ (10)Danh sách nông sản bị phun xịt nhiều nhất - Environmental Working Group
Comments